Cám ơn người lớn – tác phẩm cho những ai từng là
trẻ con
So với
trẻ con, người lớn luôn cảm thấy thiếu thốn và luôn cảm thấy đau khổ. “Ôi, đời
tôi sao khổ thế này!” – đó là câu người lớn hay than, từ người không đủ tiền
mua một tấm áo đến người thiếu một khoản tiền nhỏ để có thể mua một ngôi nhà lớn.
Trẻ
con không bao giờ than như thế, vì bọn tôi cả đời chỉ cần đủ tiền mua bánh kẹo,
cà rem, xi-rô, ổi xoài (tất nhiên cuộc đời trẻ con chỉ kéo dài đến chừng nào trở
thành người lớn). Đang đói bụng mà có tiền mua một ổ bánh mì là cuộc sống bọn
tôi lập tức biến thành màu hồng dù trước đó nó được vẽ bằng gam màu nhem nhuốc
gì đi nữa.
Tóm
lại, trẻ con chẳng có mơ ước gì cao xa. Nhờ vậy bọn trẻ không có nhiều khổ não,
thất vọng hay bất đắc chí như người lớn. Người lớn cũng biết thế nên họ tự đặt
ra các câu danh ngôn để tự răn mình. Lớn lên tôi đọc được câu “tri túc tiện túc
đãi túc hà thời túc” – “biết đủ thì ắt thấy đủ, còn đợi cho đủ sẽ chẳng bao giờ
thấy đủ”. Câu nói rất hay (người lớn bao giờ cũng nói hay) nhưng sau khi gật gù
khen hay, người lớn thường làm ngược lại.
(Cảm ơn người lớn – Nguyễn Nhật Ánh)
Bạn sẽ
gặp lại Mùi, Tủn, Tí sún, Hải cò… của Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, cùng chơi
những trò chơi quen thuộc, và được đắm mình vào những ước mơ điên rồ, ngốc nghếch
nhưng trong veo của tuổi mới lớn hồn nhiên và đầy ắp dự định.Tác giả thông qua
nhân vật cu Mùi không chỉ nghĩ ngợi đến sự khác biệt giữa thế giới trẻ em và thế
giới người lớn mà còn nghĩ ngợi đến cả những thứ mà bản thân tôi bị ám ảnh, như
về tình yêu, hôn nhân, tiền bạc, cái chết, thời gian, văn chương, và nói nhiều
đến sự ám ảnh tuổi thơ.
Đọc “Cảm
ơn người lớn”, trẻ con sẽ thấy người lớn dễ thương theo cách mà họ không biết.
Còn người lớn sẽ học được cách bao dung với các em hơn. Người lớn bao dung với
trẻ con, cũng chính là bao dung với “một thời oanh liệt” của chính mình.
-
Thùy
Anh -
0 Nhận xét