Subscribe Us

header ads

Nỗi lòng – nỗi ám ảnh về lòng tin


“Xin chú hiểu cho rằng dưới mắt chú, có lẽ tôi đang sống một cuộc đời đều đều, tẻ nhạt, sự thật bên trong lúc nào cũng có một cuộc vật lộn đau đớn, xót xa, chẳng lúc nào ngưng nghỉ.”




Đây là tác phẩm đầu tiên của Natsume Soseki mà tôi đọc, và cũng là tác phẩm gây ra nhiều sự ám ảnh nhất với tôi.
Tôi đã đọc được ở đâu đó rằng “hạnh phúc là khi người ta có ai hoặc điều gì đó để tin tưởng”, và tôi thấy nó đúng. Giữa những xô bồ đời thường việc có thể tin vào ai đó và điều gì thật đang trân quý biết bao. Còn gì khủng khiếp hơn khi con người ta sống mà không thể tin tưởng ai, thậm chí cả bản than mình. Vì lẽ đó mà khi đọc “Nỗi lòng” tôi bị ám ảnh bởi tất cả những nhân vật trong đó.
Tiên sinh một con người đã từng tin tưởng tuyệt đối vào những người xung quanh để rồi khi bị phản bội. Ông trở thành con người mất hết niềm tin với tất cả những người xung quanh thậm chí là cả người vợ ông yêu thương. Xuyên suốt câu truyện Tiên sinh gần như không trò chuyện vơi ai ngoài vợ và nhân vật tôi. Vì ông không tin những người khác hay vì ông giằn vặt bởi những câu truyện trong quá khứ. Khi nhìn vào Tiên sinh, tôi thấy một tiên sinh bị ám ảnh câu chuyện trong quá khứ. Sự day dứt về cái chết của người bạn K và những câu chuyện trong quá khứ đã biến Tiên sinh trở thành một cá thể tiếp tục TỒN TẠI giữa xã hội vốn nghèo nàn niềm tin chứ không phải là sống theo cái cách con người ta vẫn nói.

Để nói về “Nỗi lòng” tôi xin dùng từ ÁM ẢNH. Nỗi ám ảnh về việc phản bội và bị phản bội trong quá khứ của tiên sinh. Đăc biệt là nỗi ám ảnh với câu chuyện của những nhân vật trong tác phẩm. Có lẽ trongNỗi lòng”, thì câu chuyện của Tiên sinh được nhiều người chú ý hơn, nhưng riêng tôi thì K mới là nhân vật gây cho tôi nhiều sự ám ảnh nhất. Nhìn vào cuộc đời của K, ta sẽ thấy K gần như không có bạn bè và cũng gần như chẳng tin tưởng ai ngoài tiên sinh, ấy vậy mà chính cái người duy nhất mình tin tưởng ấy lại lừa dối mình. Có thể sẽ có ý kiến cho rằng trong câu chuyện giữa K và Tiên sinh thì không hẳn Tiên sinh là kẻ phản bội, nhưng trong nhiều trường hợp, thì lừa dối không nhất thiết là nói điều gì trái với sự thật. Nhưng với tôi đó là sự phản bội, và là điều quyết định dẫn đến cái chết của K.

Với tôi “Nỗi lòng” là câu chuyện về sự khủng hoảng niềm tin. Tất cả những nhân vật đều có một điểm chung là cách sống của họ dường như không theo kịp sự thay đổi của thời cuộc. Tiên sinh luôn sống với sự day dứt về những gì đã sảy ra trong quá khứ. Nhân vật vợ của tiên sinh, người phụ nữ yêu chồng tha thiết, nhưng bà lại dường như biết về Tiên sinh ít nhất. Bà vẫn luôn tự hỏi điều gì khiến Tiên sinh trở nên như vậy. Nhân vật Tôi là nhân vật dẫn truyện tuy nhiên ta cũng có thể cảm nhận được sự loay hoay của anh trước thời cuộc, giữa việc giữ gìn lí tưởng của bản than và kì vọng của gia đình. K dùng cái chết để kết thúc cuộc đời mình, nhưng cũng chính cái chết đó là khời đầu cho những bi kịch của những người ở lại. Ở “Nỗi lòng” dù là người không thể tin ai như Tiên sinh hay người không được người khác tin như vợ tiên sinh đều không có một cuộc sống dễ dàng.

-Thùy Anh -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét