“Một
mặt, Nghiệt duyên là câu chuyện tình cao đẹp và tinh tế; mặt khác nó làm tấm gương
phản chiếu hậu quả ác nghiệt của chiến tranh, đồng thời của phản ánh một cách
chân thực và sâu sắc cốt lõi của nền văn hóa Thái Lan để ta nghiên cứu tìm hiểu.”
Quyển tiểu thuyết tình cảm lãng mạn
của tác giả Thommanyanti có sức ảnh hưởng rất mạnh mẽ trong đời sống văn hoá của
người Thái. Nghiệt duyên là cuốn sách bán chạy suốt 45 năm qua của
văn học Thái Lan và nhiều lần được chuyển thể thành phim truyền hình lẫn điện ảnh.
Chủ đề
chính của quyển sách tuy nói về tình yêu giữa cô gái Thái – Angsumalin và chàng
sĩ quan người Nhật – Kobori, bằng chính bối cảnh và tình tiết của câu chuyện đã
giúp người đọc nắm bắt được lịch sử của Thái Lan trong giai đoạn trước và trong
thế chiến thứ hai. Phe phát xít Đức, Ý, Nhật đang trong giai đoạn lớn mạnh và
bành trướng thuộc địa, để bảo vệ nền độc lập Chính phủ đã quyết định để quân Nhật
đóng quân sản xuất vũ khí trên đất Thái và cuộc đấu tranh của chính người Thái
phản đối quân Nhật trên đất nước của mình.
Ngoài ra, Nghiệt duyên cũng khắc hoạ một bức tranh sinh động về
đời sống văn hoá của người Thái: việc họp chợ và trao đổi hàng hoá, đời sống của
một người nông dân với việc trồng trọt cây ăn trái (cây chuối và cây dừa), món
ăn dân dã gắn liền với những người dân sống cùng sông nước là tôm nướng chấm nước
mắm pha ớt và quyển sách này còn giới thiệu các nghi thức trong lễ cưới của người
Thái.
-ST-
0 Nhận xét