Subscribe Us

header ads

Luật im lặng OMERTA


 Tổ chức Mafia củng cố uy quyền bằng luật omerta nghĩa là làm thinh, câm nín. Dân quê Sicily kín miệng đến nỗi người lạ hỏi đường cũng làm thinh. Trong nội bộ Mafia có tội nào đáng chết bằng tội mật báo cảnh sát? Dù chỉ đi thưa lính, tố cáo một thằng vừa giết hụt mình hay vừa đánh đập mình có thương tích. Sau cùng luật omerta trở thành một đạo sống của mọi giới. Chồng con bị giết, con gái bị hãm hiếp, người đàn bà chính gốc Sicily chẳng bao giờ đi thưa lính, nhờ nhà nước giải quyết. Vì nhà nước không có quyền đó. Phải là Mafia!”



Nhìn vào tên tác giả - Mario Puzo, hẳn các bạn đoán được chủ đề của tiếu thuyết là Mafia đúng không? Omerta - luật im lặng của Mafia, là bức tường thành giữ cho Mafia tồn tại. Luật im lặng được sinh ra trên mảnh đất Sicily - cái nôi của Mafia. Ở nơi mà luật im lặng – Omerta được sinh ra, người ta coi nó như một tôn giáo và được tuân theo một cách tuyệt đối. Bởi những người dân ở đó tim rằng chỉ có Mafia mới bảo vệ được họ chứ không phải là chính phủ. Tuy nhiên bối cảnh của tiểu thuyết “Luật im lặng OMERTA” lại không phải Sicily – quê hương của Mafia mà là New York.
Ở Mĩ khác với Ý, ở đó có những người sẵn sàng chống lại giới Mafia, và có những kẻ mang danh Mafia nhưng lại không tôn trọng luật Omerta. Ở đây, họ sẵn sàng bán đứng nhau vì lợi ích của bản than, hay nói cách khác thì luật Omerta không có giá trị trên đất Mĩ.
Mĩ khác với Ý, là họ có những con người sẵn sàng chống lại Mafia tới cùng, và cũng có những kẻ tuy mang danh Mafia nhưng lại không tôn trọng luật Omerta. Bán đứng lẫn nhau cho chính quyền một cách không suy nghĩ vì lợi ích bản thân.Vì mạng sống, vì tiền, vì quyền lực, họ sẵn sàng đem cái gọi là luật im lặng vứt vào sọt rác.
Trong “Luật im lặng OMERTA” chủ yếu nói về những lừa lọc, giả dối. Bao gồm cả những kẻ mang danh luật pháp chống lại Mafia nhưng lại dùng cái mục đích ấy để kiếm lợi cho bản thận. Ngoài ra tiểu thuyết cũng đề cấp đến vấn đề phân biệt chủng tộc, nhưng là sự phân biệt chủng tộc trong những kẻ khốn nạn, chính những kẻ trong tối tăm nhưng lại là kẻ lấy công bằng cho kẻ yếu thế, và kẻ xưng tên công lý chưa chắc sẽ lấy lại công lý cho bạn. Đây cũng là điều mình thích nhất ở tiểu thuyết này.
Tóm lại, nếu bạn đã đọc “bố già” thì có lẽ “Luật im lặng OMERTA” sẽ làm bạn có chút thất vọng một chút. Mario Puzo là một tác giả có cách xây dựng nhân vật xuất chúng, nhưng trong “Luật im lặng OMERTA” lại cho tôi một cảm giác thiếu một cái gì đó. Đặc biết là cái kết của “Luật im lặng OMERTA” sẽ khiến nhiều người có cảm giác hụt hẫng và có chút thất vọng. Tuy nhiên đây vẫn là tác phẩm rất đáng để đọc nếu bạn yêu thích thể loại viết về Mafia.
-        Thùy Anh -


               


Đăng nhận xét

0 Nhận xét