Dù được viết ra vào
năm 1946 và có những luận điểm nay đã không còn phù hợp, nhưng những tư tưởng
chủ yếu về căn tính người Nhật và dân tộc Nhật của Ruth Benedict - nhà nhân loại
học kiệt xuất của thế kỷ 20 - vẫn làm chúng ta kinh ngạc về sự đúng đắn vượt thời
gian. Vì lẽ đó mà cho đến nay, “Hoa cúc và gươm” vẫn luôn là quyển sách gối đầu
giường cho những người ngoại quốc muốn tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản.
Đúng như tên gọi của
quyển sách là "Hoa cúc và gươm", chúng ta có thể nhận ra ngay đặc
trưng đầu tiên của văn hóa Nhật Bản là sự dung hòa những điều mâu thuẫn. Cả
gươm và hoa cúc đều là một phần của bức tranh. Theo tác giả, “Người Nhật, ở
mức độ cao nhất, vừa rất hung bạo lại vừa rất ôn hòa, vừa quân phiệt lại vừa có
khiếu thẩm mỹ, vừa cao ngạo vừa lịch sự, vừa cứng nhắc vừa có khả năng thích ứng
nhanh, vừa dễ phục tùng vừa không thích bị sai khiến, vừa trung thành vừa dễ bội
tín, vừa dũng cảm lại vừa hèn nhát, vừa bảo thủ lại vừa hoan nghênh những cách
thức mới”.Hoa cúc là loài hoa cao quý nó không chỉ tượng
trưng cho sự thanh khiết, thẩm mỹ mà nó còn là biểu tượng cho Hoàng Gia.Với
gu thẩm mỹ tinh tế, người Nhật luôn tìm kiếm sự hoàn hảo trong mọi việc, luôn
tìm đến sự hoàn hảo tối thượng chính là mục tiêu khiến người Nhật phát minh ra
lý thuyết Kaizen – sự cải thiện trong sản xuất ( 改善).
Ngoài việc, “yêu thích sự tinh khiết, thù ghét
những thứ dơ bẩn đã hình thành nên đặc dị tâm lý người Nhật”. Người Nhật họ rất
coi trọng sự thanh khiết cả về thể xác ( thích tắm nước nóng – như một thói
quen làm sạch cơ thể, xua tan các vi khuẩn gây nên bệnh tật) và cả về tinh thần
( có những ngày đền đáp ơn nghĩa, gột rửa thanh danh và nhất quyết không để tâm
hồn rỉ sét)
Văn hóa ở Nhật Bản rất coi trọng nghĩa vụ và ân huệ: ân huệ của
cha, mẹ, của giáo viên, sư phụ và đặc biệt trên hết là ân huệ của Thiên hoàng: ở
họ, họ luôn coi trọng việc đền ơn cao độ về mặt đạo đức đến độ mà người phương
Tây khó tưởng tượng.
Thanh gươm trong
văn hóa nơi đây được xem như là biểu tượng của danh dự, lòng tự trọng và sự tu
dưỡng tâm hồn của người Nhật. Thanh gươm
cũng là vũ khí tối thượng của Samurai, nó luôn được phải mài sáng giống như đức
hạnh của con người.
Để tránh bị rỉ sét,
người Nhật nhấn mạnh đến lòng tự trọng và sự kiềm chế., xem trọng lòng tự trọng
chính là xem trọng bản thân. Tự trọng luôn có nghĩa là kiềm chế và kiềm chế
chính là giá trị một phần của tự trọng. Đối với họ thì việc tự kiềm chế sẽ mang
lại giá trị của bản thân.
Họ cho rằng điều
quan trọng để có một tâm hồn luôn thanh khiết, sáng ngời là sự tự tu dưỡng bản
thân. Tự tu dưỡng giúp gột sạch những cái gọi là sự rỉ sét của con người, làm
cho con người giống sắc bén giống như những thanh gươm được mài sáng.” Tự tu dưỡng
con người là giúp chúng ta trở nên” vô ngã”. Cảnh giới này chính là” Nhất điểm”,
là hành động tái tạo hoàn hảo mà con người chúng ta vẽ nên trong tâm trí hay là
được giác ngộ trong Thiền Tông.
Mặt khác, Nhật Bản
họ không chỉ trích những dục vọng tham muốn của con người. Họ lại xem lạc thú
thân xác như tắm nước nóng, say rượu, ngủ, yêu đương lãng mạn…tất cả những điều
này là điều đáng mong muốn theo đuổi. Ngay kể cả việc ham muốn tình dục cũng không
liên quan đến vấn đề đạo đức.
Đặc biệt, tác giả Ruth
Benedict cho rằng nền văn hóa của người Nhật đặt tầm quan trọng ở sự “Xấu hổ”
chứ không phải là” Tội lỗi”.” Nền văn hóa tội lỗi khắc sâu vào những tiêu chuẩn
đạo đức tuyệt đối và đặt lương tâm làm cơ sở cho sự phát triển con người”.
Trong khi đấy,” Xấu hổ”- nền văn hóa của” sự hổ thẹn” là cốt rễ của đạo đức. Sự
hổ thẹn có cùng một vị thế quyền lực trong nguyên tắc xử sự của người Nhật giống
như vị trí” Một lương tâm trong sạch”và tránh xa tội lỗi trong luân lý của phương
Tây. Sự hổ thẹn xây nên một bức tường
tâm lý thiết thực đối với người Nhật.
Với những kiến giải
sâu sắc, những lập luận chặt chẽ về con người Nhật Bản, quyển sách ” Hoa cúc và
gươm” luôn là quyển sách tâm đắc nhất khi tìm hiểu về con người, về nền văn hóa
của người Nhật. Bạn muốn am hiểu sâu sắc, muốn hội nhập và phát triển hãy tìm
cho mình một khung nhận thức về đất nước xứ sở Phù Tang này nhé!
-ST-
0 Nhận xét