Nguyễn Ngọc Tư
không phải là một cái tên mới trên văn đàn hiện nay, nhưng chắc chắn cô là một
cái tên sáng giá. Các tác phẩm của cộ luôn mang đậm chất Nam Bộ với những câu
văn đẹp và buồn đến ký lạ.
Cánh
đồng bất tận kể về câu chuyện của 3 cha con làm ghề chăn vịt trên những cánh đồng
miền Tây. Chưa bao giờ tôi đọc một áng văn buồn mà đẹp đến vậy. Một áng văn buồn
nhưng chắc chắn không thê lương, không một lời than thở của nhân vật. Ẩn chứa
trong cái buồn đấy là cả một cái nhìn về tình yêu, về con người về sự tổn thương
Tôi
thương Nương, thương Điền, thương người cha, người mẹ, chị Sương, rồi những người
phụ nữa bị cha của Nương lừa rồi. Cuộc dời của các nhân vật là một chuỗi những
nỗi buồn tưởng chừng như vô tận cho đến cuối truyện. Nhưng cái lạ là cả câu
chuyện được kểu với một giọng văn đượm buồn nhưng không bi lụy, cuộc sống nghèo
khó nhưng lại không tàn tạ. Điền và Nương cứ sống như thể đó là điều hiển
nhiên, họ sống vì không thể lựa chọn cái chết. Nương và Điền sống lần lũi, xa
lánh dần con người xa lánh cả người cha. Hai chị em tìm đến những con vịt như
những người bạn duy nhất có thể hiểu được họ, hiểu được ngôn ngữ của họ, họ là
những kẻ điên “chúng tôi chấp nhận để cho người ta nhìn mình như kẻ điên (miễn
là tạm quên nỗi buồn của cõi -người).
Cứ nghĩ
rằng cuộc đợi hai ngưới sẽ chẳng thể nào bất hạnh hơn, nhưng những nỗi buồn cứ
lối tiếp nhau không có hồi kết. Cứ tưởng trong cái nỗi buồn mênh mang ấy thì làm
gì còn chỗ cho tình yêu? Nhưng không, giữa cái buồn như bất tận ấy, Nương và Điền
cũng có những ý niệm rất riêng về Tình yêu “Có lần chúng tôi thả vịt nghỉ khúc
kinh có bóng cây. Bỗng nỗi xẫu hổ vì mình là con người xộc lên mũi sặc sụa, khi
tôi phát hiện ra chúng chẳng bao giò cưỡng đoạt và gạt gẫm nhau. Khoảng thời
gian trước khi con trống trèo lên con mái rất thật, mềm mại, êm đềm...Tuyệt đối
không có gì thô tục. Tôi sửng sốt. Thằng Điền sửng sốt. Trời ơi, khác với những
gì chúng tôi biết (qua cha tôi, má tôi), trong sự hoan lạc (cửa những con vịt)
đầy ắp thứ gọi là tình – yêu”
Nỗi buồn
cứ kéo dài mãi, dài mãi, nó khiến Nương như dần chấp nhận cái bất hạnh của cuộc
đời mình như điều hiển nhiên. Không đấu tranh, không một chút kháng cự, không bất
mãn và không thể buồn hơn được nữa. Nhưng điền đã biết đứng nên, đã đấu tranh đã
theo đuổi tính yêu của mình. Dù cả áng văn là một nỗi buồn ám ảnh, nhưng cuối cũng
cũng có những ảnh sáng hy vọng dù nhỏ nhoi, mờ nhạt đã được Nguyễn Ngọc Tư thổi
vào tầm hồn Nương, tâm hồn người đọc. Đến kết câu chuyện, tôi chỉ cảm thấy thương,
đồng cảm với từng nhân vật trong câu chuyện, không một chút oán trách người cha
hay người mẹ của Nương. Bổi cuộc đợi của mỗi nhân vật đều là một nỗi buồn bất tận
Hương
0 Nhận xét