Subscribe Us

header ads

“BẮT TRẺ ĐỒNG XANH”- đạo đức xã hội dưới cái nhình của tuổi 17


Ở tuổi 17 bạn nhìn thấy gì từ xã hội? bạn cảm nhận xã hội vận động như thế nào? Tiểu thuyết bắt trẻ đồng xanh của J.D Salinger được xuất bản lần đầu vào năm 1951 ngay lập tức đã nhận được rất nhiều chú ý trên văn đàn Mỹ lúc bấy giờ.





Câu chuyện xoay quanh Holden Caufield và khoảng 5 ngày sau khi bị đuổi khỏi trường của cậu. Ở tuổi 17 cậu bị đuổi khỏi trường khoảng lần thứ 4 gì đó. Có thể thấy xuyên suốt tác phẩm cái nhìn của Holden Caufield về xã hội Mỹ lúc bấy giờ là một cái nhìn khinh bỉ có chút ghê tởm. Cậu chán ghét xã hội, chán ghét cái cách mà người đối xử với người một cách giả tạo, đạo đức giả. Mọi người trong cái xã hội ấy luôn cố gắng phô ra những thứ tốt đẹp hoặc xã hội cho là tốt đẹp. Người ta dấu đi những mong muốn cá nhân, họ đối xử tốt với ai đó là để nhận lại điều họ muốn chứ không phải vì lòng tốt đơn thuần.

Trong khoảng thời gian Holden Caufield trên đường trở về nhà cậu dường như có cơ hội nhìn rõ hơn xã hội Mỹ lúc bấy giờ. Từ cô gái điếm, người bảo vệ, nhà xơ, giáo viên… mỗi con người ấy đều gây nên trong cậu một cảm giác chán ghét. Dù cho lúc đầu cậu cảm thấy họ thú vị, đang được tôn trọng, nhưng ruốt cuộc họ cũng không vượt qua được cái sự giả tạo chàn gập trong xã hội lúc bấy giờ. Cậu có thể đoán biết được họ sẽ hành động ra sao, sẽ cư xử thế nào trong đầu họ nghĩ gì…

Cậu quyết định rời đi “Tôi nghĩ sẽ kiếm việc đổ xăng ở trạm xăng nào đó, bơm xăng dầu vào xe mọi người. Tuy nhiên ấy là loại công việc gì thì tôi cũng cóc cần. Chỉ cần người ta không biết tôi và tôi cũng không biết ai cả. Tôi nghĩ điều tôi sẽ làm là, tôi sẽ giả làm một thằng câm và điếc. Với cách đó tôi sẽ khỏi phải nói chuyện vớ vẩn ngu ngốc với người nào. Nếu người nào muốn nói với tôi điều gì, họ phải viết lên một mảnh giấy ném cho tôi. Họ sẽ chán thấy mồ sau một thời gian làm như vậy, và suốt đời về sau tôi sẽ thoát cái nạn phải nói chuyện với mọi người..

Những điều mà Holden Caufield nhận ra không chỉ đúng với xã hội Mỹ lúc bây giờ, mà nó còn đúng với những xã hội khác và cho tới tận bây giờ thì nó vẫn còn nguyên giá trị. Tôi đọc cuốn tiểu thuyết khi đã ở tuổi 25, tôi nhìn thấy bản thân trong Holden Caufield. Mất phương hướng chán ghét sự giả tạo của xã hội. Cuốn tiểu thuyết như một hồi chuông thức tỉnh chúng ta, khiến chúng ta nhìn thẳng vào những mặt trái của xã hội. Sức ảnh hưởng của “Bắt trẻ đồng xanh” càng mạnh mẽ hơn khi 1960 một giáo viên đã bị sa thải sau đó được phục chức vì đã giới thiệu “Bắt trẻ đồng xanh” trên lớp. Một điều đáng nói hơn là khi bị bắt ngay sau vụ ám sát John Lennon (thủ lĩnh ban nhạc Bettle), Mark David Chapman đang mang theo người cuốn “Bắt trẻ đồng xanh” và hắn ta cũng luôn nhắc tới tác phẩm này trong quá trình hỏi cung của cảnh sát. John Hindley người ám sát bất thành tổng thống Ronald Reagan năm 1981 cũng được ghi nhận là bị ám ảnh bởi cuốn sách này.

Nhưng vượt lên trên sự bất nhã trong lời kể tục tĩu và có phần nổi loạn, thì tất thảy tác giả đề cao lối sống tự do, độc lập bản lĩnh, đừng a dua theo đám đông mà hãy thừa nhận thực tại, sống là chính mình – chân thành, bản lĩnh và đầy yêu thương.



Hương

Đăng nhận xét

0 Nhận xét